XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN MỦ CAO SU

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN MỦ CAO SU


 

Quý khách xin vui lòng liên hệ: 
Công ty Môi Trường Hành Trình Xanh
"Cung cấp giải pháp kỹ thuật tốt nhất cho ngành Nước & Môi Trường"
VPGD: Số 24 - Đường số 6 - KDC Bình Phú - P.11-Q.6
Tel: 08. 350 11 997 - Hotline: 0972.799.995 
Email: hanhtrinhxanhco@gmail.com
Website: www.hanhtrinhxanh.com.vn

Đ đưc tư vn chi tiết

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN MỦ CAO SU

Nước thải chế biến cao su có pH thấp, trong khoảng 4.2 đến 5.2 do việc sử dụng axit để làm đông tụ mủ cao su. Các hạt cao su tồn tại trong nước ở dạng huyền phù với nồng độ rất cao. Các hạt huyền phù này là các hạt cao su đã đông tụ nhưng chưa kết lại thành mảng lớn, phát sinh trong giai đoạn đánh đông và cán crep. Nếu lưu nước thải trong một thời gian dài và không có sự xáo trộn dòng thì huyền phù này sẽ tự nổi lên và kết dính thành từng mảng lớn trên bề mặt nước. Các hạt cao su tồn tại ở dạng nhũ tương và keo phát sinh trong quá trình rửa bồn chứa, rửa các chén mỡ, nước tách từ mủ ly tâm và cả trong giai đoạn đánh đông. Trong nước thải còn chứa một lượng lớn protein hòa tan, axit foocmic (dùng trong quá trình đánh đông), và N-NH3 (dùng trong quá trình kháng đông). Hàm lượng COD trong nước thải là khá cao, có thể lên đến 15.000mg/l. Tỷ lệ BOD/COD của nước thải là 0.6 – 0.88 rất thích hợp cho quá trình xử lý sinh học.

Xử lý nước thải chế biến mủ cao su cần chú ý đến việc xử lý các chỉ tiêu gây ô nhiễm như COD, ammonium và photpho. Hàm lượng N-NH3 trong nước thải cao chủ yếu là do việc sử dụng amoniac là chất chống đông tụ trong quá trình thu hoạch, vận chuyển và tồn trữ mủ, đặc biệt là trong chế biến mủ li tâm. Bên cạnh đó, hàm lượng photpho trong nước thải cũng rất cao 88,1-109,9mg/l. Một vấn đề đặc biết quan trọng là việc thu hồi mủ cao su có trong nước thải 

Thuyết minh công nghệ xử lý

  • Nước thải từ các công đoạn chế biến cao su của nhà máy ước lượng khoảng 300m3/ngày.đêm được chảy qua mương dẫn, tại mương dẫn có trang bị lưới tách rác để tách các rác lớn, ảnh hưởng tới hệ thống xử lý, nước sau tách rác được chảy về bẫy mủ cao su (B01). Tại bẫy mủ cao su, các hạt cao su nổi được tách bằng tỉ trọng, phần cao su nổi được thu hồi thủ công để tái sử dụng. Nước sau khi tách mủ được chảy tràn về Hồ thu gom (B02).
  • Tại Hồ thu gom (B02) với thời gian lưu lớn, phần lớn cao su được nổi lên sau 2 ngày. Tại đây có trang bị họng bơm để 02 bơm chìm bơm nước vào Bể tuyển nổi áp lực kết hợp với Lắng sơ bộ (B03). Bùn được bơm về sân phơi bùn 2 (B12-2).
  • Tại Bể tuyển nổi áp lực kết hợp với Lắng sơ bộ (B03) có trang bị Bồn áp lực tuyển nổi để tách các hạt Cao su khó tách ra khỏi nước và nổi lên, phần cao su nổi được thu gom bằng hệ thống gạt cơ khí. Để tăng hiệu quả tách Cao su nổi, tại đây ta châm hóa chất keo tụ PAC vào nhờ bơm định lượng. Nước sau tuyển nổi được chảy tràn về bể keo tụ (B04).
  • Tại bể keo tụ (B04) nước được xáo trộn nhờ mô tơ khuấy có lắp cánh gạt để hòa trộn nước và hóa chất keo tụ (PAC) được châm nhờ bơm định lượng, nước sau keo tụ được chảy tràn qua bể tạo bông.
  • Tại bể tạo bông (B05) nước được xáo trộn nhờ mô tơ khuấy có lắp cánh gạt để hòa trộn nước và hóa chất tạo bông (Polymer) được châm nhờ bơm định lượng, nước sau khi được châm hóa chất thì cca1 bông cặn tạo thành các hạt kích thước lớn hơn và dễ lắng, được chảy tràn qua bể lắng vách nghiêng 1 (B06).
  • Tại bể lắng vách nghiêng 1 (B06) các cặn lơ lửng được tách ra, phần nước trong được chảy tràn qua bể điều hòa (B07). Tại đây để tăng việc lắng cặn, ta áp dụng công nghệ mới là dùng các tấm lắng nghiêng Lamen. Bùn được bơm về sân phơi bùn 2 (B12-2).
  • Tại bể điều hòa (B07) nước được sục khí nhờ máy thổi khí (dùng chung với bể sinh học hiếu khí) phân phối qua hệ thống đĩa phân phối dưới đáy bể, tại đây nước được ổn định nồng độ và giảm một phần chất ô nhiễm. Tại đây có trang bị pH Controler điề khiển bơm định lượng châm hóa chất chỉnh pH là NaOH (xút). Nước từ bể điều hòa được bơm lên bể kỵ khí vách ngăn (B08).
  • Tại bể sinh học kỵ khí vách ngăn (B09) nước thải được giảm 80-90% lượng chất hữu cơ trong nước sau khi đi qua bốn ngăn của bể. Tại đây có trang bị giá thể vi sinh dạng tổ ong để tăng hiệu suất quá trình xử lý. Bùn trong bể được xáo trộn nhờ 04 bơm bùn nổi. Đây là công nghệ mới đã áp dụng nhiều nước trên thế giới, và chúng tôi đã áp dụng cho quy mô phòng thí nghiệm, thấy hiệu quả rất tốt. Bể kỵ khí vách ngăn vừa kết hợp qúa trình kỵ khí xen lẫn là thiếu khí, cho nên hiệu quả xử lý Nito, Phốtpho rất cao. Mặt khác bể kỵ khí vách ngăn cũng khắc phục nhược điểm mà bể kỵ khí thông thường gặp phải là hay chết vi sinh là do lớp váng cao su còn sót lại (nếu tách không hết). Vì thế có thể khẳng định công nghệ mới này rất hiệu quả. Nước từ bể sinh học kỵ khí chảy tràn qua bể sinh học hiếu khí (B09).
  • Tại bể sinh học hiếu khí FBR (B09) nước thải được loại các chất hữu cơ còn sót lại với hiệu suất 85-95%. Bể FBR là cải tiến của bể Aerotank, cho hiệu quả xử lý rất tốt, ổn định. Bể FBR khác với Aerotank ở chỗ có trang bị giá thể vi sinh vật dính bám dạng sợi, làm tăng hiệu suất qua trình xử lý sinh học. Công nghệ này đã áp dụng ở nhiều công trình, đã cho kết quả rất tốt. Vì vậy lựa chọn công nghệ này là phù hợp. Nước từ bể Sinh học hiếu khí sẽ chảy tràn qua bể lắng vách nghiêng 2 (B10).
  • Tại bể lắng vách nghiêng 2 (B10) các cặn lơ lửng được tách ra, phần nước trong được chảy tràn qua bể khử trùng (B11). Tại đây để tăng việc lắng cặn, ta áp dụng công nghệ mới là dùng các tấm lắng nghiêng Lamen. Bùn dư một phần được tuần hoàn lại bể Sinh học hiếu khí ASBC, một phần được bơm về sân phơi bùn 1 (B12-1).
  • Tại bể khử trùng (B11) nước được loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh như E.coli, Coliform… Nước sạch được chảy về hồ hoàn thiện (2 hồ có sẵn). Nước sau khi qua bể khử trùng đã đạt QCVN 01:2008 cột A (nước thải chế biến Cao su), đủ điều kiện xả ra môi trường.Sân phơi bùn 1 (B12-1) tiếp nhận bùn sinh học, Sân phơi bùn 2 (B12-2) tiếp nhận bùn hóa lý. Cả hai loại bùn này đựơc tách nước ra khỏi bùn, nước dư được chảy về hồ thu gom. Phần bùn dư được đem làm phân bón.
  • Nước tới Hồ hoàn thiện (B13) là nước sạch, tại đây ta có thể thả bèo, nuôi cá. Nước trong được xả ra môi trường.

CÔNG TY MÔI TRƯỜNG HÀNH TRÌNH XANH
Địa chỉ: 89/3 Phùng Hưng - Phường 13 - Quận 5 - TP. Hồ Chí Minh
VPGD: 425/26 Nguyễn Đình Chiểu - Phường 5 - Quận 3 - TP. Hồ Chí Minh
Xưởng cơ khí: 62/2 Ấp Nam Lâm, Bà Điểm, Hóc Môn, Tp.HCM 
Điện thoại: 08. 350 11 997 - 08. 353 99 789 - Hotline: 0972.799.995
Email: bommatra@gmail.com - Website: www. bommatra.com - www.hanhtrinhxanh.com.vn