TƯ VẤN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ

DỊCH VỤ TƯ VẤN CỦA CÔNG TY MÔI TRƯỜNG HÀNH TRÌNH XANH


DỊCH VỤ TƯ VẤN – THIẾT KẾ - GIÁM SÁT CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC VÀ NƯỚC THẢI

Công Ty Môi Trường Hành Trình Xanh chuyên tư vấn các giải pháp xử lý môi trường (xử lý nước- nước thải, khí thải, rác thải) cho doanh nghiệp, công ty, các khu thương mại, và bệnh viện. Với mỗi hệ thống xử lý nước thải cần tối ưu những gì để đạt hiệu xuất cao nhất? Cần sử dụng công nghệ nào cho từng công đoạn? giải pháp nào phù hợp với quy mô tổ chức của Công ty bạn? Tất cả đều được thực hiện bởi những chuyên gia môi trường giàu kinh nghiệm của GETECH.

Là một đơn vị tư vấn thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải chuyên nghiệp với đội ngủ kỹ sư năng động, có chuyên môn, Công Ty Môi Trường Hành Trình Xanh luôn mang đến cho các doanh nghiệp những phương án xử lý tốt nhất với chi phí phù hợp nhất. Chúng tôi khuyến cáo các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng những công nghệ tiên tiến tiết kiệm chi phí vận hành. Tùy loại hình nước thải, chúng tôi sẽ đưa ra những phương pháp xử lý phù hợp nhất. Dựa trên nhu cầu và tài chính của doanh nghiệp chúng tôi sẽ tư vấn lựa chọn vật tư thiết bị hợp lý nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của hệ thống xử lý. Đặc biệt, với những hệ thống xử lý nước đang hoạt động gặp phải khó khăn trong công tác vận hành, Công Ty Môi Trường Hành Trình Xanh sẽ tư vấn miễn phí công tác khắc phục và sẵn sàng tư vấn cải tạo, nâng cấp nếu Quý doanh nghiệp có nhu cầu.

  • Khảo sát thực tế, đo vẽ, tính toán và lựa chọn công nghệ phù hợp.
  • Tư vấn đầu tư, lập dự toán chi tiết & báo cáo khả thi.
  • Tư vấn đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu & đánh giá hồ sơ dự thầu.
  • Thẩm tra thiết kế & dự toán độc lập.
  • Thiết kế qui hoạch tổng thể & thiết kế chi tiết.
  • Quản lý – giám sát công tác xây dựng & lắp đặt thiết bị, vận hành hệ thống xử lý nước thải.

* Khảo sát thực tế, đo vẽ tính toán và lựa chọn công nghệ phù hợp

  • Khảo sát hiện trường, cấu tạo nền móng và các công trình lân cận. Đo đạc các kích thước tổng thể và khu vực của không gian và mặt bằng hiện trạng. Lấy mẫu để phân tích các thông số cần thiết. Vẽ lại mặt bằng tổng thể, mặt bằng khu vực và phối cảnh 3D.
  • Tính toán dựa trên các số liệu đo đạc tại hiện trường và kết quả phân tích mẫu
  • Đề xuất ít nhất 3 công nghệ khả thi và lựa chọn công nghệ phù hợp nhất theo các tiêu chí: hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.

* Tư vấn đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu (hệ thống XLNT)

Dịch vụ tư vấn đấu thầu:

  • Tư vấn cho chủ đầu tư lập kế hoạch đấu thầu (hình thức lựa chọn nhà thầu)
  • Lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đối với các gói thầu thuộc hình thức đâu thầu rộng rãi, sơ tuyển, chào hàng….

Đánh giá lựa chọn nhà thầu:

  • Cơ sở dữ liệu về thông tin đấu thầu
  • Cung cấp văn bản pháp lý về đấu thầu
  • Hỗ trợ đăng thông tin đấu thầu

Dịch vụ khác liên quan

  • Tư vấn giải quyết kiến nghị trong đấu thầu
  • Giải quyết kiến nghị tại cơ quan tố tụng trong đấu thầu

Hồ sơ mời thầu là gì?

Theo quy định của luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và nghị định số 85/2009/NĐ-CP trong đó quy định:

  • Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng trong đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
  • Lập hồ sơ mời thầu:

Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu do Chính phủ quy định và bao gồm các nội dung như sau:

Yêu cầu về mặt kỹ thuật

  • Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, bao gồm các yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn đối với chuyên gia (điều kiện tham chiếu)
  • Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng hàng hóa được xác định thông qua đặc tính, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu cầu về môi trường và các yêu cầu cần thiết khác.
  • Đối với gói thầu xây lắp, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật, kèm theo bảng tiên lượng, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác.
  • Yêu cầu về mặt tài chính, thương mại bao gồm các chi phí để thực hiện gói thầu, giá chào và biểu giá chi tiết, điều kiện giao hàng, phương thức và điều kiện thanh toán, nguồn tài chính, đồng tiền dự thầu và các điều khoản nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.
  • Tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu quan trọng, điều kiện ưu đãi (nếu có), thuế, bảo hiểm và các yêu cầu khác.

Hồ sơ yêu cầu là gì?

Theo quy định của Luật đấu thầu và nghị định số 85/2009/NĐ-CP. Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quyết định của hồ sơ yêu cầu.

* Thẩm tra thiết kế, dự toán độc lập (hệ thống XLNT)

Vai trò của việc thẩm tra thiết kế và thẩm tra dự toán

Thẩm tra thiết kế và thẩm tra dự toán là công việc quan trọng trong tiến trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đã được nhà nước quy định rất cụ thể trong các thông tư, nghị định, luật liên quan đến quy trình quản lý chất lượng xây dựng tại Việt Nam. Qua những kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thẩm tra thiết kế tại Việt Nam, chúng tôi xác định công tác thẩm tra được thực hiện tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích cho việc quản lý và điều hành dự án đó là:

  • Đảm bảo chất lượng của đồ án thiết kế, khắc phục các sai sót nếu có của tư vấn thiết kế
  • Tiết kiệm chi phí đầu tư
  • Làm tăng mức độ tin cậy của đồ án thiết kế
  • Kiểm tra tính đúng đắn của giải pháp thiết kế đã được chọn, đảm bảo chắc chắn rằng giải pháp đó là khả thi và an toàn.
  • Đảm bảo việc lập dự toán là hợp pháp, nội dung dự toán tính đúng, tính đủ khối lượng các khoản chi phí của dự án.

Nội dung công tác thẩm tra thiết kế gồm:

  • Sự đầy đủ và tính pháp lý của hồ sơ thiết kế
  • Kiểm tra giải pháp thiết kế được chọn
  • Kiểm tra sơ đồ thiết kế
  • Kiểm tra sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở
  • Tính toán lại các bài toán bằng các phần mềm chuyên dụng
  • Kiểm tra sự tuân thu các tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng
  • Lựa chọn các trường hợp tiêu biểu, bất lợi để kiểm tra
  • Đối chiếu với thuyết minh, bản vẽ thiết kế
  • Kiểm tra tính logic trong hồ sơ thiết kế
  • Kiểm tra sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với công trình.
  • Báo cáo thẩm tra.

Nội dung công tác thẩm tra dự toán gồm

  • Tính pháp lý của đơn vị lập dự toán
  • Sự đầy đủ về số lượng và chất lượng của tài liệu: thuyết minh, dự toán, bản vẽ thiết kế.
  • Tính hiệu lực của các tài liệu
  • Khối lượng các hạng mục công việc
  • Tính hợp lý của định mức vật tư, nhân công và ca máy bằng việc sử dụng các phần mềm dự toán chuyên dụng.
  • Các hệ số điều chỉnh dự toán
  • Lập báo cáo sơ bộ và kiến nghị
  • Phối hợp cùng đơn vị lập dự toán điều chỉnh sai sót (nếu có)
  • Báo cáo thẩm tra.

* Thiết kế quy hoạch tổng thể & thiết kế chi tiết

  • Khảo sát xây dựng, khảo sát địa hình để xác định thông số kỹ thuật phục vụ lập dự án và bố trí kết cấu hạ tầng cho các khu chức năng.
  • Thiết kế bản vẽ kiến trúc & phối cảnh
  • Thiết kế xây dựng, các bản vẽ mặt bằng, mặt cắt, phòng điều khiển & các phòng ban chức năng, quản lý, móng máy…
  • Thiết kế công nghệ: bản vẽ sơ đồ khối, sơ đồ nguyên lỹ &mặt bằng định vị
  • Thiết kế cơ khí: bản vẽ gia công chế tạo, bản vẽ lắp đặt thiết bị & đường ống
  • Thiết kế và tự động: bản vẽ gia công chế tạo, lắp ráp & lắp đặt điện động lực & điều khiển